“Rừng Na Uy” là cuốn tiểu thuyết mang một gam màu ảm đạm với những tình tiết khiến lòng người phải thổn thức. Một điều khiến rất nhiều độc giả day dứt với tác phẩm này là những nhân vật trong sách đều còn rất trẻ nhưng lại tự mình kết thúc cuộc sống.
Thực sự có quá nhiều cái chết trong cuốn tiểu thuyết tình cảm này của nhà văn Haruki Murakami. Ngay từ những trang đầu tiên là cái chết của nhân vật Kizuki. Anh ấy tự tử bằng cách bơm khí gas độc vào người. Tại sao một con người đang ở độ tuổi 17 đầy nhiệt huyết lại tự kết liễu cuộc đời mình bằng một cách ám ảnh đến như vậy? Không ai biết lý do nhưng cái chết của Kizuki đã làm những người ở lại phải chìm đắm trong thắc mắc và tội lỗi. Nó là sự bắt đầu của hoàng loạt bi kịch và câu chuyện buồn sau này.
Và rồi Naoko - bạn gái của Kizuki sau một khoảng thời gian cố gắng thoát ra khỏi những tổn thương từ quá khứ cũng chọn cách ra đi. Cô gái ấy dùng mọi nỗ lực để mở lòng mình yêu một người khác, tập sống hướng về tương lai nhưng vẫn không thể buông bỏ quá khứ. Naoko vẫn mãi không muốn trưởng thành, thu mình lại và sống tách biệt với xã hội. Sở dĩ cô muốn tìm đến cái chết vì muốn kiếm tìm một thế giới tốt đẹp hơn. Xung quanh Naoko cũng có nhiều người cũng chọn cách tự kết thúc cuộc đời mình như một phương pháp giải thoát: chị gái treo cổ trong phòng, bác ruột nhảy vào đoàn tàu đang chạy khi mới 21 tuổi. Họ đều khiếm khuyết một điều gì đó trong tâm hồn và cảm thấy nghẹt thở khi phải gồng mình tồn tại.
Nhưng có lẽ người đáng thương nhất trong “Rừng Na Uy” là nhân vật chính Watanabe Toru. Ở những năm tháng tuổi trẻ của mình, anh đã phải chứng kiến những người thân quen của mình tự sát. Ngay cả người yêu của bạn Toru cũng rời bỏ cuộc đời để giữ trọn tình cảm nơi trái tim mình. Người bạn cùng phòng ký túc xá với anh là Quốc Xã cũng một ngày biến mất, rời khỏi cuộc sống của Toru mãi mãi.
Cứ ngỡ rằng với chừng ấy nỗi đau và tuyệt vọng, Toru cũng sẽ ra đi. Nhưng thật may nam chính trong câu chuyện của Haruki Murakami lại lựa chọn cách vượt qua tất cả để tiếp tục sống. Có lẽ anh đã chấp nhận được một thực tế rằng: “Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống mà là một phần của cuộc sống”.
Những cái chết theo dòng chảy câu chuyện nối tiếp xuất hiện có thể khiến người đọc ngỡ ngàng, sợ hãi nhưng không hề gợi tuyệt vọng quá mức. Ngược lại, nó càng làm nổi bật lên khát vọng sống và yêu đương của những người trẻ tuổi. Ngoài ra, đó là sự phản ánh chân thực nhất về xã hội Nhật Bản sau thế chiến thứ 2. Con người lúc bấy giờ hoài nghi, cô đơn và mất niềm tin vào cuộc sống. Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì: “Mọi chuyện sẽ đến nơi chúng phải đến nếu ta để cho chúng đi theo đường của mình”. Sự sống và cái chết cũng là điều mà con người ta bắt buộc phải đối mặt trong cuộc đời.
Bạn có thể tìm mua sách tại nhà sách Kala ở LINK.
Thông tin chung về cuốn sách
|