"Sức mạnh của ngôn từ" được nhiều người đánh giá là một trong những cuốn sách giao tiếp đáng đọc nhất. Khi tìm hiểu tác phẩm này, độc giả sẽ biết cách làm thế nào để đạt được những điều mình mong muốn trong quá trình giao tiếp trên nhiều phương diện cuộc sống. Đặc biệt, các cách để nâng cao kỹ năng diễn thuyết, trình bày được tác giả Don Gabor đưa ra vô cùng hữu ích. Bạn hãy cùng Sách Kala tìm hiểu xem đó là những bí quyết gì nhé!
1. Làm nổi bật nội dung chính bằng những câu khái quát ngắn gọn
Bạn hãy rèn cho mình thói quen kể lại cho người khác nghe nội dung chính của những cuốn sách, bài báo mình đã đọc hoặc cuộc hội thảo mình tham dự. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn những đề tài mà họ quan tâm và hứng thú. Nếu chưa biết bắt đầu như thế nào, bạn có thể sử dụng 5 loại câu hỏi để tóm tắt những điều mà mình muốn nói: Ai? Việc gì? Ở đâu? Khi nào? và Tại sao? Nếu thời gian cho phép, bạn hãy chia sẻ với họ một vài chi tiết mà bạn cảm thấy thú vị nhất.
2. Chọn ngôn từ chính xác và dễ hiểu
Thực tế là những ngôn từ cao siêu, khó hiểu đôi lúc lại không đem lại nhiều giá trị trong giao tiếp như chúng ta tưởng tượng. Vì thế, việc chọn lọc từ ngữ phù hợp và chuyển tải chính xác nội dung mới là điều quan trọng hơn cả. Thay vì dùng những câu từ thật "kêu" nhưng xa lạ thì bạn hãy diễn đạt một cách dễ hiểu, gần gũi để người nghe hiểu nhanh hơn và hình dung ra ngay bức tranh toàn cảnh của câu chuyện.
3. Hãy dùng những câu ngắn ngọn, mạnh mẽ
Người nghe sẽ cảm thấy bối rối trước những câu nói lủng củng, không đúng trọng tâm. Do đó, tốt nhất là bạn hãy dùng danh từ chỉ người, nơi chốn và sự vật làm chủ ngữ trong câu nói của mình. Ví dụ thay vì nói: "Bà Smith, người hiện đang là trưởng phòng của chúng ta, sẽ phát biểu với chúng ta hôm nay" thì nên nói rằng: "Bà Smith, trưởng phòng của chúng ta, sẽ phát biểu hôm nay". Ngoài ra, bạn cũng tránh dùng từ "không" trước một từ nào đó nhằm làm thay đổi ý nghĩa của nó. Điều đó sẽ khiến từ ngữ bạn dùng không có sức thuyết phục cao.
4. Đưa ra những nhận xét thẳng thắn
Có lẽ rất nhiều người không thích nghe người khác dùng những câu mơ hồ đại loại như "không tệ lắm" hay "có thể sẽ khá hơn" nhưng thật ra tình hình lại khác hẳn, thậm chí là rất tệ hoặc đáng thất vọng. Điều quan trọng trong diễn thuyết là phải có một tác phong chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Vậy nên, bạn cần nói đúng và đi thẳng vào vấn đề là tốt nhất.
5. Tránh dùng từ "lấp khoảng trống"
Chúng ta có thể hiểu từ lấp khoảng trống là những cụm từ được liên tục lặp đi lặp lại trong đoạn đối thoại, chẳng hạn như: "vậy đấy", "à", "ờ", "à há"... Chúng thực chất không cung cấp cho người nghe bất cứ một thông tin gì hữu ích. Mặt khác, việc lại lại quá nhiều cụm từ vô nghĩa này sẽ khiến người nghe mất tập trung, xao nhãng khỏi những gì bạn nói. Cuối cùng, bạn lại nhận được những câu trả lời dùng để lấp khoảng trống như: "Tôi hiểu mà", "ừ có chứ"...
Tác dụng của việc loại bỏ các từ lấp khoảng trống là giúp cuộc đối thoại rõ ràng, chuyên nghiệp, mang tính thuyết phục cao và thu hút sự chú ý của người nghe. Bên cạnh đó, để tăng sức ảnh hưởng đến người nghe, bạn hãy sử dụng các ngôn từ có sức biểu cảm mạnh.
Khi đọc sách "Sức mạnh của ngôn từ", bạn còn được tác giả bật mí rất nhiều các phương pháp giúp làm phong phú "khu vườn ngôn từ" cũng như cách xử lý tình huống giao tiếp linh hoạt và tự tin hơn. Nhờ đó bất cứ ai cũng dễ dàng cải thiện được các mối quan hệ và đạt được thành công trên nhiều phương diện của cuộc sống.
Bạn có thể tìm mua sách tại nhà sách Kala ở LINK.
Giới thiệu chung về cuốn sách
|