Giao thừa

95,000₫ 85,500₫ 10% giảm

Đã bán hết

THƯỜNG ĐƯỢC MUA CÙNG

FREESHIP đơn hàng từ 500.000 đồng
Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

THông tin sản phẩm

Thông Tin Chi Tiết

Công ty phát hànhNXB Trẻ
Nhà xuất bảnNXB Trẻ

Mô Tả Sản Phẩm

Đôi nét về tác giả:

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.

Âm thầm đến với văn chương và bừng sáng khi được nhận giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành tâm điểm của sự hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại. Chị đã tiếp tục có những cú nhảy ngoạn mục trên chặng đường văn cùng những tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao. Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của chị gây được tiếng vang lớn, nhận được nhiều giải thưởng cũng như chuyển thể thành kịch, phim điện ảnh.

Review sách:

Bên cạnh những ngày nắng vàng rực rỡ là những ngày mưa rả rích hay mưa giông, bão tố. Bên cạnh những niềm vui ngập tràn những nỗi buồn mênh mang của đời người. Cái chất buồn lắng sâu đó luôn là phần hồn trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Đọc “Giao thừa”, tôi chìm vào lênh láng nỗi buồn đủ kiểu của đời mà nhà văn mổ xẻ.


 

“Giao thừa” là tập truyện ngắn gồm mười bảy truyện. Mỗi câu chuyện là một mảnh đời, một số phận, một hoàn cảnh khác nhau. Tên mỗi truyện như một làn gió hiu hiu buồn: “cái nhìn khắc khoải”, “cuối mùa nhan sắc”, “hiu hiu gió bấc”, “một dòng xuôi mải miết”, “người năm cũ”, “ngày đã qua”…

 

 

Văn Nguyễn Ngọc Tư như cánh lục bình trên sông vậy. Giản đơn, dung dị, nhẹ nhàng. Cách cô chọn tên cho nhân vật của mình đã thấy sự chân chất, mộc mạc: Anh Hết, chị Bông, chị Lành, con Mén, thằng Bầu… Những cái tên chẳng chút hoa mĩ, cao sang gì. Dường như nhà văn muốn bê luôn cái chất mộc của cuộc sống vào trang giấy để nó gần gũi với bạn đọc, để nó phản ánh những gì chân thật nhất, đời nhất.

Chất đời ấy còn thể hiện trong lời văn, cách nói của các nhân vật. Có rất nhiều ý văn nhẹ tênh như lối nói trong sinh hoạt đời thường nhưng không làm tác phẩm sống sượng hay mất đi vẻ đẹo của văn chương. Cô viết về nỗi tủi cực và so sánh sao mà giản dị quá đỗi “Tủi cực trào lên như người ta nhận cái thùng vô lu nước đầy”. Cái cách nhà văn diễn tả mùi hương cũng miền Tây lắm “Mùi nhang thơm xà quầng trong gió”. Cô đưa cách nói, cách cảm, cách nghĩ của dân miệt vườn miền Tây vào trang sách mà nó ngọt như mía lùi, chẳng chút vấp váp, khập khiễng nào.

Có nhiều người nói văn Nguyễn Ngọc Tư bi quan vì buồn quá. Cuộc đời có nhiều niềm vui, sao văn cô chỉ rặt nỗi buồn. Nhưng đối với tôi, viết về cái buồn chưa hẳn là bi quan. Nhìn thẳng vào cái buồn, thở dài một cái để cái buồn sượt qua đời ta rồi biến mất cũng được chứ sao. Viết về cái buồn, Nguyễn Ngọc Tư có thể giúp ta hiểu rõ hơn những góc khuất của cuộc sống, thấy rõ những con người bất hạnh hơn ta để ta thêm trân quý cuộc đời mình. Ta đọc những câu chuyện buồn rồi chiêm nghiệm để đời mình đừng lọt thỏm vào những hố sầu như thế rồi thở dài não ruột. Văn cô Tư buồn để ta biết rằng, ta cần phải yêu thương nhiều hơn, sống tốt hơn, ý nghĩa hơn.

Nỗi buồn như cỏ dại vậy. Nó cứ mọc lên hết lớp này đến lớp khác, tốt tươi. Cỏ chẳng cây nào giống cây nào. Nỗi buồn cũng muôn hình vạn trạng, đủ kiểu buồn, đủ nỗi sầu. Những trái ngang, éo le trong cuộc sống cứ giăng giăng như mây trời lơ lửng. Kể sao cho vừa? Liệt kê sao cho hết? Trong khuôn khổ của một tập truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư chỉ dẫn ra mười bảy nỗi buồn khác nhau thôi. Nhưng nó như những vết thương chưa lành miệng mà bị xát muối, cái nào cũng xót xa lắm.

Đó có thể là phận nghèo của đời nghệ sĩ, là nỗi niềm khát khao hạnh phúc gia đình của một ông già chăn vịt, đó là nỗi buồn của cô đào qua thời xuân sắc, là những cuộc tình ngang trái, những ấp ủ yêu thương tuyệt vọng… Chẳng câu chuyện nào ồn ã với kịch tính, cao trào. Tất cả đều chầm chậm như vòng quay của chiếc xe đạp trên con đường quê bằng phẳng. Nhưng truyện nào cũng thấm thía, cũng làm trĩu nặng lòng người như giọt sương mai kéo ghì cạnh lá.

Cái thành công của văn Nguyễn Ngọc Tư là cảm xúc. Bất kỳ câu chuyện nào, tôi cũng thấy ở đó vấn vít cảm xúc. Nó là thứ dây leo vươn dài suốt các mạch truyện. Cô Tư khiến ta vui buồn theo nhân vật, làm ta lắng lòng lại trước những nỗi đau, sự dằn vặt, ân hận hay khát khao của con người…

Vẫn là một Nguyễn Ngọc Tư của miền Tây chân chất với giọng văn mộc mạc, nỗi buồn lắng sâu trong câu chữ nhưng tập truyện “Giao thừa” vẫn mang một sức hút đặc biệt bởi cách khai thác đề tài tinh tế của nhà văn. Cô Tư đưa ta lên con đò rồi thả ta xuống ở những bến đỗ khác nhau. Mỗi bến đỗ là một câu chuyện, một góc cuộc sống riêng biệt đang chờ đợi ta.

Trích đoạn hay trong sách:
Cái nắng xuân kỳ lạ, không gay gắt đỏ, không nhàn nhạt như nắng chiều hè mà vàng thắm thiết như mầu bông sao nhái. Bấc lồng lộng lẫy qua từng ngọn cỏ sau chợ, mang theo mù mịt cát. Mặt mũi đầu tóc Đậm lúc nào cũng nham nhám như hột me rang cát. Người ta quần là áo lượt kìn kìn chạy qua mà chợ dưa với hoa vẫn chưa sôi động. Năm nay dưa trúng mùa cả núi vầy ăn gì cho hết. Người ta nán đợi tới ngày rước ông bà, lúc đó coi dưa có rẻ hơn bây giờ không. Những người bán ngồi chéo queo, buồn teo. Bông vạn thọ, bông cúc trái nết nở bung từng khóm, lái bông than như bọng : « Năm nay chắc thua rồi ».

Đậm bắt chước cánh lái dưa xóm Vàm Xáng, đi chợ mua xấp liễn dán dưa cho bắt mắt khách, tiện thể mua cho bé Lý bộ đồ. Mứt gừng, mứt dừa ở nhà má làm rồi để coi mua gì thêm. Má thì thích bánh ngọt. Con út thích cắn hột dưa, Đậm mua mỗi thứ vài trăm gam. Về khui ra thấy bộ đồ bé Lý hơi lớn, nhưng không sao, lớn thì mặc tới năm sau. Già Chín hỏi : « Đồ ai mà bây ôm ấp vậy ? » . Đậm bảo của con gái con. Hỏi thêm một chút về ba của đứa nhỏ, Đậm cúi mặt thưa : « Không có ». Nghĩa là không có. Ông Chín không phăng tới nữa. Ông già rồi, lăn lộn trên đời, ông biết chắc có chi lầm lỡ. « Con lầm lỡ tới mức phải bỏ nhà đi luôn đó, bác Chín à. Tới lúc ba con buồn rồi chết, má mới rước con về. Bây giờ, có cực khổ thế nào con cũng ráng chịu, miễn sao năm tháng cuối đời má con vui. Mà, chắc bù bi nhiêu cũng không đủ ». Sau này, Đậm mở lời. Giọng Đậm khao khao. Cô thấy mình giống như cỏ ven đường, người ta đi qua đạp, đi lại đạp vẫn ngoi lên sống, sống cỗi cằn.

Những mùa lam lũ. Những mùa cực nhọc. Một mình chống chọi. Đàn ông con trai coi được một chút mới lòng vòng ở ngoài đã nghe thiên hạ rần lên : « Thứ gái hư đâm đầu vô làm gì ». Ai mà muốn, chỉ tại còn nhỏ, thấy gió yêu gió, thấy hoa yêu hoa, đam mê bồng bột. Nghĩ mình học chưa tới đâu nhưng là học những bài học bự nhất, đắt nhất. Đếm đi đếm lại chỉ còn Quí, khi biết được còn mỗi Quí thì Đậm đã sắp 30. Nhà Quí ở Lung Giữa, Quí gửi xe sân nhà cộ Làm một vài chuyện nhỏ như chở Đậm đi chợ không lấy tiền, tiếp Đậm cất cái nhà củi… thì cho là có qua có lại đi. Nhưng ánh mắt Quí ngày càng nồng nàn trói buộc, bắt Đậm phải day dứt giữa nỗi khát khao và tủi hổ. Quí trai tơ, chưa vợ, lại nhỏ hơn Đậm gần 4 tuổi. Nhưng Quí tốt quá, rất tốt. Má Quí già rồi, than với Đậm hoài, có một mối trong Nhà Phấn Ngọn, coi được lắm, vậy mà biểu thằng Quí cưới vợ mà nó hổng nghe, làm như nó còn chờ ai đâu.

Thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi. Khiếp, mới đó đã 29 Tết. Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố. Đây là một thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm. Tết này không có 30, 29 rồi tới mùng một, như người ta bước hụt, thấy thiếu một ngày. Những khóm vàng hoa của ông Chín nở sớm từ 24, 25 đã ngả mầu vàng sậm. 4 giờ sáng, ông đi qua bên kia đường gánh nước về tưới, than : « Thời tiết năm nay kỳ cục quá » ông vấn điếu thuốc, phà khói bảo : « Con biết không, nghề bán bông tết cũng như bán lồng đèn Trung thu, qua rằm tháng 8 có cho người ta cũng không thèm lấy. Buôn bán kiểu vậy như con gái có thì, qua rồi, khó lắm… » Ông nói tới đây, thấy Đậm ngẩng đầu ngó sao muộn, ông thôi không nói nữa. Đậm nhớ con gái quá. Nghe Quí đem đồ về lại đem tin ra bảo : « Bộ đồ bé Lý mặc vừa lắm, nó đòi ra với Đậm. Buôn bán như vầy cực quá, chở nó ra đây, tội nghiệp… ». Rồi Quí bảo mớ bông mồng gà Đậm gieo sao mà khéo quá, bông đỏ bông vàng trổ ngay Tết

Nhà sách online Kala trân trọng giới thiệu đến bạn cuốn sách này. Hy vọng nó sẽ đem lại cho bạn đọc những giờ phút thật thư thái, trong tâm hồn và nhiều kiến thức hấp dẫn, bổ ích cùng những bài học hay về triết lý nhân sinh. Hãy mua sách tại nhà sách Kala và theo dõi chúng tôi thường xuyên để nhận nhiều ưu đãi hơn nhé.

Nhà sách online Kala chính là một trạm đọc, một tiệm sách với những tựa sách hay nhất ở đa dạng các thể loại như sách tiểu thuyết, sách văn học, sách kinh tế, sách chính trị,  sách phát triển bản thân, sách thiếu nhi, sách người lớn, sách tuổi mới lớn, sách manga, truyện tranh, trinh thám, sách kiến trúc, sách công cụ, sách kỹ năng, sách phong cách sống, sách nói, sách điện tử, sách tâm lý, sách khoa học, sách kỹ thuật - công nghệ, sách ẩm thực, sách thể thao, sách nông nghiệp, sách du lịch, sách văn hóa , sách lịch sử, sách kiến thức, sách bách khoa, truyện cổ tích, ngụ ngôn, .... Hãy mua sách tại nhà sách Kala và theo dõi chúng tôi thường xuyên để nhận nhiều ưu đãi hơn nhé.

Hãy mua sách tại nhà sách Kala và theo dõi Fanpage FB: Nhà sách Kala thường xuyên để nhận nhiều ưu đãi hơn nhé.

Dịch vụ giao hàng

  • Cam kết 100% chính hãng Cam kết 100% chính hãng
  • Giao hàng dự kiến: 
Thứ 2 - Thứ 6 từ 9h00 - 17h00 Giao hàng dự kiến:
    Thứ 2 - Thứ 6 từ 9h00 - 17h00
  • Hỗ trợ 24/7
Với các kênh chat, email & phone Hỗ trợ 24/7
    Với các kênh chat, email & phone

Khách hàng nhận xét

Sản phẩm đã xem

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng